Tự kỷ là gì? Rối loạn phổ tự kỷ là dạng khuyết tật phát triển phức tạp

TỰ KỶ LÀ GÌ?
Rối loạn phổ tự kỷ là dạng khuyết tật phát triển phức tạp, rất phức tạp và chính vì nó phức tạp nên để phổ quát được căn bản cho đồng bào trong một bài viết như này là đòi hỏi thái độ khoa học vô cùng nghiêm cẩn, đề nghị đồng bào trân trọng thả tym.
Các nhà khoa học đã trải qua rất nhiều hội thảo, nghiên cứu dưới nhiều trường phái nhưng tựu chung lại chúng mình tạm thống nhất là tự kỷ đặc trưng bởi 3 khiếm khuyết: tương tác xã hội; kĩ năng giao tiếp; giới hạn về hành vi, sở thích, các hoạt động trong ngày cứ lặp đi lặp lại rất nhàm chán.
Nghe đến đây anh chị có chợt nghĩ: “Úa chầu chầu! Tưởng như nào chứ như này thì đơn giản mà”. Thật ra tuy có chung đặc điểm như trên nhưng nặng nhẹ, mạnh yếu khác nhau tuỳ từng trường hợp, khởi phát và tiến triển của triệu chứng theo thời gian…
Đau cái tay, cái chân kiểu như phần cứng máy tính chữa xong là thấy kết quả ngay còn tự kỷ là hệ điều hành bị lỗi, khởi động lần này trơn tru chứ không ai dám chắc lần reset sau sẽ bình yên vô sự.
Nói để thấy sự phức tạp của tình hình, lý giải cho việc đến thời điểm Anh Ba đang gõ những dòng này thì thế giới vẫn chưa tìm ra được những NGUYÊN NHÂN CHÍNH XÁC gây ra tự kỷ.
Chúng ta chỉ có thể ước chừng các nhóm nguyên nhân sinh học (bất thường về gen, mang thai khi lớn tuổi, bệnh lý thai kỳ, dị tật bẩm sinh…) và nhóm nguyên nhân do môi trường xã hội.
Lưu ý có một điều anh chị đang hiểu nhầm rằng cho trẻ chơi một mình, xem tivi, ipad… nhiều sẽ gây ra tự kỷ. Thật ra những điều ấy không phải là nguyên nhân gây tự kỷ nhưng là yếu tố thuận lợi làm cho rối loạn phổ tự kỷ tăng lên. Tức là phải có mầm tự kỷ, chứ đứa trẻ bình thường nó chơi ipad nhiều cũng chả sao đâu, có điều dễ cận thị và lơ mơ do nghiện game thôi.
Nhận diện Tự kỷ như nào?
Về tự kỷ điển hình (có đủ dấu hiệu những thiếu hụt các mặt) các dấu hiệu xuất hiện dần trong 3 năm đầu ở cả 3 lĩnh vực.
Đối với trường hợp tự kỷ không điển hình, 3 năm đầu trẻ phát triển như bình thường nhưng lại có dấu hiệu thoái triển dần và xuất hiện các dấu hiệu tự kỷ sau 3 tuổi.
Trong giới hạn bài viết này, nhằm đem lại kiến thức thực dụng nhất, tôi xin cảnh báo cho anh chị 5 dấu hiệu đóng vai trò chỉ báo xác định của rối loạn phổ tự kỷ:
– Con không bập bẹ dù đã 12 tháng
– Không biết chỉ ngón tay hoặc không có cử chỉ điệu bộ giao tiếp phù hợp lứa tuổi dù đã 12 tháng;
– Không nói được từ đơn dù đã 16 tháng;
– Không nói được câu 2 từ hoặc nói không rõ dù đã 24 tháng;
– Mất đi kỹ năng ngôn ngữ hoặc kỹ năng xã hội đã có ở bất kỳ lứa tuổi nào.
Nếu thấy con/em/cháu mình có chỉ báo này anh chị hãy kiên trì hãy đưa con đến khám tại bệnh viện hoặc các trung tâm đánh giá trẻ tự kỷ. Tại đây, các chuyên gia sẽ đánh giá được tình hình và có lời khuyên cho chúng ta điều chỉnh sớm cho con. Đừng nóng giận, đừng cáu gắt vì nó chỉ khiến tình hình tệ hơn.
Và nên nhớ rằng:
Rối loạn phổ tự kỷ KHÔNG chữa khỏi được hoàn toàn nhưng ngoài những trường hợp đặc biệt khó hòa nhập, có rất nhiều trẻ tự kỷ vẫn đi học, học đại học và có công việc ổn định… tức là đa phần không có gì phải thanh động cả, mọi chuyện luôn ổn thoả nếu chúng ta quán chiếu nó từ sớm. Nghe thống kê số lượng thì rất kinh khủng nhưng nên nhớ rằng chính chúng ta biết đâu cũng có một tuổi thơ tự kỷ nhưng khi ấy y học chưa soi rọi được.
Các anh chị có nhớ trong xóm mình ngày xưa kiểu gì chả có thằng thích chơi một mình, ít chiêu trò với bạn bè, đi học thì ít nói, ghét được khen… mà bọn này đặc biệt thường học giỏi. Đó là một dạng tự kỷ đó.
Đừng tỏ ra thương hại trẻ tự kỷ bằng mấy cái phong trào sến sẩm. Hãy chung sống, đồng hành và vị tha với mọi người quanh ta.
Một môi trường tràn đầy hoà khí và tình yêu là một môi trường có thể chữa lành bất cứ tổn thương tâm lý nào.
Và nên nhớ rằng khi cắt wifi lại là khi chúng ta kết nối với trẻ tự kỷ bền lâu nhất.
Vui lòng trích nguồn Facebook Nguyen Khanh (Anh Ba Sài Gòn) nếu bê bài đi nơi khác



XEM CÁC TIN LIÊN QUAN MỚI NHẤT
THÁNH CHỮA UNG THƯ - Vital Enzymes
CÁCH ĐO VÒNG ĐẦU Ở TRẺ EM
CHẤN THƯƠNG ĐẦU Ở TRẺ – NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý
Ghép Tế bào gốc tạo máu/tủy trong ung thư – huyết học
Chuyện gì xảy ra nếu tiêm tế bào ung thư của người này vào người khác?


XEM CÁC TIN LIÊN QUAN CŨ HƠN
Chuyện gì xảy ra nếu tiêm tế bào ung thư của người này vào người khác?
“Ung thư” là gì và tại sao chúng ta gọi nó là ung thư?
Ăn uống có chữa được ung thư?
Một số cách hiệu quả nhất để chống lại trầm cảm là gì?
Những quan niệm sai lầm nhất về trầm cảm là gì?
Say xe là gì? Cách phòng chống say xe, tránh giảm say tàu xe