Nhạc mang âm hưởng dân gian: Lầm tưởng và Sự thật

THẾ NÀO MỚI THỰC SỰ LÀ “PHỔ BIẾN ÂM NHẠC DÂN TỘC CHO GIỚI TRẺ”
(Lưu ý: ko có tâm hồn học hỏi và lười biếng sẽ thấy bài này quá dài để đọc)

I. VẤN ĐỀ và NHẬN DIỆN VẤN ĐỀ:

Mới đây 1 chiếc nhạc mang tựa đề Trym Hiếm Trong Chuồng vừa ra mắt và ta lại phải nghe những nét bình luận rất đỗi nhân văn như:
“Ôi ! Nhạc Cây ATM giúp giới trẻ thêm yêu quý âm nhạc VN” 
“Uầy ! Bài hát này góp phần gìn giữ bản sắc dân tộc” 
“Ứ ừ ! Nhạc mang âm hưởng nhạc dân gian VN pha hiện đại thật văn minh”
“...”
Sau đây chúng ta sẽ cùng bác bỏ những câu nói trên cũng như phân tích thêm về các hại nhiều hơn lợi của kiểu làm nhạc nửa vời này 
Vì sao nó nửa vời ? 
Cây ATM chỉ sử dụng nhạc cụ dân tộc, cậu ko sử dụng một điệu lý hay âm hưởng đặc trưng nào của âm nhạc dân gian VN cả. 
Thậm chí, những giai điệu cậu làm ra còn thiên về cổ nhạc Trung Quốc hơn. Đồng ý văn hoá VN chịu ảnh hưởng rất nhiều từ TQ nhưng ko có nghĩa ta ko có những làn điệu rất riêng và hoàn toàn có thể phối với âm nhạc phương Tây, chỉ khác mỗi việc làm nhạc với giai điệu âm hưởng nhạc cổ phong TQ thì dễ hơn âm nhạc dân gian Việt Nam thuần tuý, K-ICM tuy là 1 producer cũng có tài đó nhưng để phối 1 chất liệu quá đặc trưng và phức tạp như nhạc dân gian/ cổ nhạc Việt Nam vào Pop là quá sức. 
Nếu đã ko có làn điệu nào thuần Việt thì làm sao gọi là “mang âm hưởng nhạc dân gian Việt Nam” ? Nếu đã sử dụng một âm hưởng mang hơi hướng của một nước ĐANG lăm le cướp văn hoá mình thì liệu có thể gọi là “gìn giữ bản sắc” với chả “làm giới trẻ hứng thú” ko ? Chúng hứng thú là hứng thú với cái gì ? Liệu khi giới trẻ nghe bài này chúng có biết bài đang sử dụng âm giai nhạc dân gian Việt hay ko và nó khác gì với âm hưởng nhạc cổ trang TQ ? 
Ko chỉ thế, việc một người làm nhạc có tiếng và ảnh hưởng liên tục làm ra những bài quá dễ cảm và nhạt nhoà phần nào cũng làm giảm đi thẩm mỹ và cả nhận thức của khán giả trẻ chứ đừng nói là đóng góp được gì cao siêu
Ko tin thì chờ đăng bài này xong thế nào cũng có những đứa sẽ cmt với dàn ý như “nhạc mà làm nhiều yếu tố dân gian quá sẽ khó chạm đến số đông”, “nghe hay là được, văn hoá quan trọng gì”,...
Ngoài ra, ca sĩ được mời góp giọng là Văn Mai Hương ngoài thể hiện đủ thì ko có gì hơn để giúp nhấn mạnh tính “dân gian” trong bài cả, do tư duy cảm và xử lí âm nhạc của cô ko quá phong phú và linh hoạt, cô hát một bài cổ phong cũng y chang cách cô hát bao thể loại nhạc khác, vô cùng một màu và thậm chí màu đó còn chả đẹp đẽ gì cho cam khi cô thậm chí còn bị nghẹt phụ âm ngay trong bản thu 

II. SO SÁNH VỚI VÍ DỤ TRỰC QUAN:

Ko có gì ngoài sự trau dồi, luyện tập và cảm nhận để có thể tạo ra những tác phẩm xứng đáng hằn sâu văn hoá VN vào đầu giới trẻ thậm chí là người nước ngoài như album “Hoàng” của Hoàng Thuỳ Linh hoặc gần đây hơn tí là bộ ba bài hát của Quách Mai Thy: Ngọc Hoa Tự Khúc - Chờ Chàng - Mục Hạ Vô Nhân
Vì nhạc pha trộn hài hoà giữa Tây và Ta thực sự rất khó nên số lượng ví dụ ko nhiều :v nhưng chắc chắn cực kỳ chuẩn mực và chất lượng 
Nếu “Hoàng” cho ta thấy những thanh âm đầy sắc thái của vùng cao biến hoá qua chất nhạc điện tử thì những tác phẩm từ Quách Mai Thy và ekip lại gây choáng ngợp bởi sự hoà trộn mượt mà đến ko tỳ vết giữa những chất liệu khó nhằn như Chèo, Xẩm, Trù và Pop Rock, Funk Rock, Jazz
Ko chỉ sử dụng nhạc cụ dân tộc, họ còn đem những làn điệu, những âm giai của những dòng nhạc dân gian VN kết hợp vào bài hát để kể lại những câu chuyện một cách mới mẻ hơn cả về âm nhạc lẫn góc nhìn và cho ta một bài học để chiêm nghiệm kể cả sau khi bài hát kết thúc đã lâu:
      - Bánh Trôi Nước vẫn nói về thân phận người phụ nữ, nhưng chỉ từ 4 câu thơ mà ekip HTL đã vẽ ra đủ mọi khía cạnh cảm giác của người phụ nữ, từ ma mị, mạnh mẽ, dồn dập, đam mê đến yếu mềm, tĩnh tại bằng nghệ thuật hoà âm; giúp người nghe “ngấm” hơn về “phụ nữ” 
      - Ngọc Hoa Tự Khúc lại cho ta thấy truyền thuyết Xơn Teen Thỷ Teen từ lập trường của Mỵ Nương (Ngọc Hoa) - người chưa lấy 1 lần được hỏi ý kiến về việc cưới hỏi; giai điệu nền rất buồn và mông lung nhưng hoà âm và phần vocal lại rất sôi nổi, sắc sảo, để châm biếm và khắc hoạ cho một người con hoàng tộc nhưng sinh ra phận nữ nhi nên cuộc đời phó mặc cho vua cha sắp xếp
Cả hai bài ví dụ trên đều sử dụng chất liệu dân gian đương đại và ca sĩ thể hiện dù kỹ thuật cực khủng như Mai Thy hay hơi kém như Thuỳ Linh đều ý thức hát với những xử lí vocal ứng với chất liệu dân gian đã sử dụng, nhưng lạ lùng thay, một ca sĩ trường lớp đàng hoàng, kinh nghiệm dày dặn như Mai Hương lại ko thể cho thấy 1 tí nào cổ phong trong cách cô thể hiện tác phẩm
Phần lời 2 bài hát của HTL và QMT sống động, gợi cảm và thi vị nhưng ko cần thiết phải hoa mỹ để rồi bị lỗi hào nhoáng nhưng xáo rỗng
Có lẽ bởi 1 bài được chắp bút bởi nữ thi hào tiêu biểu của văn học VN và 1 bài được sáng tác bởi Thạc sĩ Âm nhạc của Sư phạm Nghệ thuật Trung ương ????????????
Từ những điều trên ta thấy với cương vị là nhạc sĩ và nhà sản xuất âm nhạc thì Cây ATM vẫn còn rất nhiều để học hỏi nếu cậu thực sự muốn “phổ biến âm nhạc dân gian” một cách đúng đắn và nghệ thuật
Chứ còn làm nhạc mà nghe xong chả biết đang xài nhạc dân gian miền nào, xứ nào, thậm chí chả chắc âm điệu này phải của VN ko thì thôi rồi lượm ơi...

III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ và CẢI THIỆN NHẬN THỨC:

Cách khán giả phản ứng với âm nhạc ảnh hưởng rất nhiều đến người làm nhạc và cách người làm nhạc tạo ra sản phẩm ảnh hưởng rất nhiều đến khán giả, đó là tính chất của mối quan hệ cộng sinh giữa khán giả và nghệ sĩ
Vậy muốn cải thiện và phát triển “nạn” làm nhạc đú đỡn, nửa mùa này thì ta cần sự thay đổi song phương từ những người làm nhạc đang có ý định xài chất liệu dân gian như Cây ATM lẫn fan của họ
Làm nhạc thì cần nghiên cứu sâu hơn, thử nghiệm nhiều hơn và pha trộn chặt chẽ hơn để cho ra những sản phẩm nghe cái là biết âm hưởng vùng nào và phải đúng chất âm hưởng đó (chứ ko phải làm nhạc cho phèn rồi fan đem miền Tây với chả Đờn Ca Tài Tử ra bảo vệ dù ko dùng được 1 tí nào âm hưởng của dòng nhạc đó)
Fan cũng cần hiểu về nhạc để nhận xét cho đúng, vì 1 đồn 10, 10 đồn 100, đùng một cái nhạc của idol thành “nhạc âm hưởng dân gian” dù chả xài điệu lý nào, chỉ xài nhạc cụ, người khác nghe lại nghĩ cái giai điệu nửa Ta nửa Tàu là “dân gian VN” dù thực tế nó cũng chỉ là vay mượn, gòy idol nghe vậy cũng tưởng vậy là đúng đắn rồi ko tìm tòi phát triển nữa chỉ xào nấu kiểu làm khác, nửa vời theo 1 cách khác, phải là các bạn đang hại idol vì sự ngoo zốt của bản thân ko ? 
Và chất liệu âm nhạc dân gian rất kén người nghe, nhưng làm được bắt tai và chuẩn mực thì mới đáng tự hào đúng chưa ? 
Khác với Quách Mai Thy, Cây ATM ko gặp khó khăn về tài chính và truyền thông nên nếu ATM đạt đến đẳng cấp làm nhạc như ad phân tích nãy giờ mà cộng hưởng với truyền thông khủng thì đúng là tin vui cho team khán giả yêu nhạc, đến thằng đầu đất nhất khi được nghe nhiều cũng sẽ “mưa dầm thấm lâu” và từ đó, thẩm mỹ chung sẽ được cải thiện ít nhiều

IV. NHẬN XÉT:

Tựu trung, Trym Hiếm Trong Chuồng nghe chơi chơi thì được chứ để làm nó hay và nghệ thì quá nhiều chỗ cần phải sửa
V. SEEDING: 
Các bạn nào có hứng thú với dân ca Bắc hoặc muốn cảm nhận thêm về chủ đề âm nhạc này, hãy ủng hộ cho ba bài hát cực kỳ ấn tượng và xuất sắc sau:
Ngọc Hoa Tự Khúc 

Chờ Chàng 

Mục Hạ Vô Nhân 

~Targaryen~
Cre: Shady Vocal Facts

https://www.facebook.com/ShadyVocalFacts/posts/540262437320206



XEM CÁC TIN LIÊN QUAN MỚI NHẤT
Những đặc thù của ngành thời trang khi làm truyền thông
Những Ưu và Nhược điểm của đồng Dogecoin là gì?
MIẾN ĐIỆN MYANMAR: QUÁ KHỨ VÀNG SON, TƯƠNG LAI MỜ MỊT
CHUYỆN 2 QUỶ ĐÓI HÀNH THIỆN TÍCH PHÚC
Đàn ông rửa bát
Nguyên tắc đặt tên cho con trai


XEM CÁC TIN LIÊN QUAN CŨ HƠN
CHIẾN DỊCH MB-84 CỦA 35 NĂM TRƯỚC – BÀI HỌC HÔM NAY
Tương lai của nền kinh tế Việt Nam so với các nước Đông Nam Á khác?
TƯ DUY PHI TUYẾN TÍNH – Những công cụ của sự sáng tạo (Phần 2)
MIND MAPS® – Những công cụ của sự sáng tạo (Phần 1)
Bức thư của 3 chiến sĩ thuộc Tiểu đội 1, Trung đội “Ký Con”
HIẾU MÁU HAY BÁN MÁU - TẠI SAO KHÔNG?