Ứng xử với đồng nghiệp lớn tuổi

Ứng xử với đồng nghiệp lớn tuổi

Khi các em trẻ đi làm ở công sở dù là công ty hay cơ quan nhà nước, một trong những vấn đề mệt mỏi nhất mà các em phải đối mặt đó là giao tiếp với đồng nghiệp đã công tác lâu năm. Nên nhớ đây không phải là sếp –chỉ là cùng phận nhân viên nhưng chỉ hơn em thâm niên làm việc. Khi đủ trưởng thành các em sẽ thấy, thật ra giao tiếp, tạo thiện cảm với sếp thật ra dễ hơn rất nhiều so với thể loại đồng nghiệp này. 
Trừ một số người đủ điều kiện kinh tế xem việc đi làm là đam mê, giết thời gian và không có nhu cầu thăng tiến hay tham gia thế sự thì một bộ phận không nhỏ bọn làm việc lâu năm luôn có tư tưởng, thái độ công thần, chây ỳ và tinh tướng dù rất ngu – tất nhiên (vì nếu không ngu thì đã làm sếp hoặc té đi nơi khác sờ-ta-ấp chứ ngồi đó ăn lương còi làm gì hỡi ôi).
Nữ thì có đặc điểm rất khó tiếp xúc, hay tỏ ra nguy hiểm và 10 đứa như 1 là thích cười bĩu môi. Nếu trên 35 mà chưa chồng thì sẽ kèm theo combo quần jean kéo lên tới dú, khi lướt facebook thường chửi đổng giới trẻ ngày nay sống vội, suy đồi, luôn hả hê khi có phốt ngoại tình trên mạng và đặc biệt ai nó cũng chê xấu. Rất ghét nhân viên nữ trẻ hơn.
Đàn ông thuộc thể loại này thì thường cãi cùn, bảo thủ, chầy cối và ở bẩn. Combo nách bạc, răng vàng, tóc bạch kim... kèm theo mùi hương cứ như vừa đi thăm và làm việc ở chuồng lợn mới về là đặc điểm dễ nhận dạng của bọn này. Giao việc gì nó cũng né tránh và luôn tỏ ra thượng đẳng trước bất cứ ý kiến đề xuất nào xung quanh.
Cả nam và nữ nhóm này hay có trò “giấu nghề”, tức là không chia sẻ thông tin, kỹ năng hoặc tài liệu liên quan đến công việc mà để em tự mầy mò – khi em sai sót thì phê bình, xỉa xói. Hoặc không công nhận phương pháp làm việc của em dù chưa có phút giây nào nghe em giải thích. Bất lịch sự và mất nết hơn là không hề đáp trả lại khi được em chào một kiểu như để thị uy, ra oai. Mục đích là muốn cô lập em, làm cho em cô đơn mà chán nản.
Và rất thích bắt nạt nhân viên mới. Thậm chí xem việc chèn ép, chơi khăm và đùn đẩy trách nhiệm cho người khác là một điều gì đó rất hiển hách, hả hê. Từ việc giao cho em đi photo quá nhiều lần những tài liệu không thuộc trách nhiệm của em, sai bảo em quá nhiều việc lặt vặt không tên cho tới trơ trẽn hơn là mượn xe, mượn tiền liên tục delay khi tới thời hạn trả. 
Nếu em cả nể mà chiều theo thì đó là sai lầm lớn nhất của cuộc đời, các em hãy tin Anh Ba. Tất nhiên, đừng có cái gì cũng bật tanh tách với các anh chị lớn tuổi nhưng hãy tự đặt ra giới hạn chịu đựng cho bản thân mình và chuẩn bị các phương áp ứng xử, thậm chí là “đáp trả” phù hợp khi sự việc đi quá xa.
Những ngày đầu đi làm, ngoài việc làm tốt chuyên môn thì hãy dành thời gian quan sát môi trường xung quanh nếu như em muốn gắn bó với nơi này lâu dài. Hãy tự đưa ra cho mình một số nhận xét về đồng nghiệp của mình thông qua cách họ giao tiếp với em và giao tiếp với nhau, từ đó em sẽ biết được một số nguyên tắc cơ bản của phòng ban của mình.
Hãy lắng nghe, khiêm tốn, học hỏi và chủ động hỗ trợ người xung quanh nhưng đừng thái quá vì hãy nhớ em không đến đây để làm bảo mẫu hay tạp vụ. Hãy giúp khi thấy họ trong tình trạng bất tiện, ví dụ anh/chị đang bê hồ sơ không thể tự mở cửa thì em hãy nhanh chóng hỗ trợ tức thời. Trong mọi vấn đề tranh luận ngoài công việc, đừng nên tỏ ra biết quá nhiều dù em có là chuyên gia trên lĩnh vực đó.
Sau khi tổng hợp thông tin, em sẽ biết được những cá nhân nào cần lưu ý trong cách ứng xử vì hình như “ông/bà đó hông có ưa mình”, xem lại mình có gì sai sót hay thất lễ không để điều chỉnh hành vi. Nếu việc cà khịa thuộc về bản chất của họ và mục đích là thanh loại em thì em nên chuẩn bị tinh thần đối phó là vừa vì khi em có sự chủ động thì mọi hành vi của em sẽ chuẩn xác, đúng mực, điềm tĩnh và an toàn hơn rất nhiều so với khi bộc phát phản ứng trước tình huống. 
Dịu dàng nhưng cứng rắn, cương quyết nhưng lịch thiệp – như thế mới khó.
Và cuối cùng, tuyệt đối không được than thở trên mạng xã hội về công việc và bực dọc tại công sở. Điều đó có thể làm cho em dễ chịu vài phút nhưng sẽ khiến em hối hận vài năm, thậm chí cả đời.
Và em thương mến, dù gì thì đây cũng chỉ là một công việc và kết quả công việc là thước đo chính xác nhất cho nỗ lực và cố gắng của em. Trước khi đối phó với bất cứ ai, em phải làm tốt phần việc của mình. Sẽ là bình thường nếu những ngày đầu em được giao nhiều việc “lặt vặt” hơn bình thường. Nhưng như Anh Ba nói ở trên, mọi thứ trên đời đều cần có giới hạn.
Con bò thì thường quên mất những ngày nó là con bê, các anh chị già cũng đừng nên đem tuổi ra mà bắt nạt các em nhiều quá, cơn giận nó như lò xo tích lũy đến một lúc rồi sẽ bung ra, sợ đến lúc nó bung thì người bị văng xa lại là anh chị. Ở đời nên lắng một tí cho mọi thứ bình yên. Hoà khí sẽ sinh tài lộc. 
Thấy con hổ ngồi cúi đầu thì đừng hả hê tưởng nó chào mình...
TG: Nguyen Khanh(Anh Ba Sai Gon)



XEM CÁC TIN LIÊN QUAN MỚI NHẤT
Ví dụ về chiêu trò marketing bẩn là gì?
TRANSFERABLE SKILLS - KỸ NĂNG CHUYỂN ĐỔI LÀ GÌ? TẠI SAO NHÓM KỸ NĂNG NÀY LẠI NGÀY MỘT QUAN TRỌNG?
Những đặc thù của ngành thời trang khi làm truyền thông
Những Ưu và Nhược điểm của đồng Dogecoin là gì?


XEM CÁC TIN LIÊN QUAN CŨ HƠN
6 Bước cơ bản để tham gia chơi Game NFT
Làm thế nào để viết case study về dự án cho Portfolio của bạn
Những Ưu và Nhược điểm của đồng Dogecoin là gì?
Những đặc thù của ngành thời trang khi làm truyền thông
TRANSFERABLE SKILLS - KỸ NĂNG CHUYỂN ĐỔI LÀ GÌ? TẠI SAO NHÓM KỸ NĂNG NÀY LẠI NGÀY MỘT QUAN TRỌNG?
Marketing dựa trên sự sợ hãi - Đòn tâm lý gây tranh cãi