Mẹ mang bầu nhiễm vi-rút SARS-CoV-2 có lây cho em bé không?

Mẹ mang bầu nhiễm vi-rút SARS-CoV-2 có lây cho em bé không?
(Thông tin khoa học được tham khảo từ bài phỏng vấn của thầy PGS.TS Trần Danh Cường - Giám đốc BV Phụ sản TW)
SARS-CoV-2 là mối lo của toàn nhân loại, người khỏe mạnh bình thường cũng phải dè chừng với nó huống gì những đối tượng đặc biệt như người già yếu, bệnh nền và đặc biệt là phụ nữ có thai thì sự cẩn trọng phải được nâng lên gấp mấy lần. 
Thật ra sự lo lắng cho mẹ bầu khi quyết định tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 hoặc khi có nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2  phần lớn là lo cho đứa con của mình. Khi bắt đầu mang thiên chức người mẹ thì khi ấy em sẽ không bao giờ dễ dãi trong việc quyết định bất cứ thứ gì. Em phải suy nghĩ 2 lần trước khi hành động, một lần cho em và một lần cho sinh linh đang lớn dần lên trong cơ thể em. 
Một tin rất vui là các nghiên cứu trên thế giới hiện nay đã lấy mẫu nước ối, máu tĩnh mạch rốn, dịch họng của mẹ, giải phẫu bệnh học của bánh rau đều không phát hiện có vi-rút SARS-CoV-2. Đồng nghĩa rằng “buồng ối” – món quà mẹ dành cho con thật sự an toàn trước sự xâm lăng của SARS-CoV-2.

Trong 12 tuần đầu khi mang thai thì theo quy luật chung, tuần hoàn từ mẹ - con ít và giả sử nếu lây nhiễm xảy ra thì nguy cơ rất cao gây ra bất thường ở thai vì tại thời điểm 12 tuần tuổi, thai nhi còn rất nhỏ, có chiều dài khoảng 4 – 8 cm tính từ đỉnh đầu đến đầu mông, và chỉ nặng khoảng 10g, nhưng lại có sự phát triển vượt bậc tại thời điểm này. Các bộ phận quan trọng nhất của cơ thể như đầu, tim, gan, thận... đã hoàn thành. 
Từ tuần thứ 13 trở đi thì khả năng lây nhiễm giữa mẹ và con (nếu có) sẽ lớn, nhưng nguy cơ gây dị dạng thai nhi thấp vì lúc này các cơ quan quan trọng của thai nhi đã hình thành. Nói cách khác là các con đã khá cứng cáp trong bụng mẹ để bắt đầu tiếp đón những vị khách không mời.
Và điều quan trọng then chốt là vi-rút SARS-CoV-2 không qua nhau thai nên nếu mẹ có nhiễm bệnh thì vi-rút cũng không vào thai nhi.
Đến đây thì chúng mình cơ bản hiểu vì sao Bộ Y tế đã rất thận trọng trong việc chọn mốc 13 tuần để khuyến cáo phụ nữ mang thai tiêm vắc-xin ngừa COVID-19. Lợi ích của tiêm vắc-xin cho phụ nữ mang thai đủ điều kiện cao gấp nhiều so với những rủi ro.
Một điều tuyệt vời nữa là tuy vi-rút SARS-CoV-2 không thể đi qua nhau thai nhưng Kháng thể thì có nên khi tiêm cho phụ nữ có thai thì kháng thể của mẹ sẽ truyền qua cho bé và bảo vệ em bé những tháng đầu sau khi sinh trước yếu tố nguy cơ lây nhiễm xung quanh.
Ngày mai đã sang một tháng mới và chỉ còn 122 ngày nữa là hết năm 2021 đầy biến động. Mở tiktok, facebook lên sẽ thấy người ta còn rất bận rộn với ảo vọng, nhục dục, thị phi, sao kê, bóc phốt... xa hơn nữa là dịch bệnh, đói nghèo, chiến tranh.   
Rất ít người có thể nhìn thành công của bạn bằng sự phấn khởi và hạnh phúc trọn vẹn, thuần khiết nhất. Số ít người đó (nếu không muốn nói là duy nhất) luôn có Bố và Mẹ. Và hôm nay một số bạn gái đọc những dòng này cũng sắp làm mẹ và bắt đầu những nỗi lo cho con mình, trong đó có nỗi lo về dịch bệnh. Mong rằng bài viết này giúp ích được cho mọi người.
Kính chúc chúng ta đủ dũng cảm và được bình an trên con đường phía trước.
TG - Nguyen Khanh (Anh Ba Sài Gòn)



XEM CÁC TIN LIÊN QUAN MỚI NHẤT
THÁNH CHỮA UNG THƯ - Vital Enzymes
JEX Natural Joint Pain Relief ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị xương khớp, viêm khớp, thoái hóa khớp
Thiếu ngủ có hại cho não không?
Bụi mịn là gì? Tiêu chuẩn khẩu trang N90 N95 N99 N100 là gì?
Sử dụng thuốc giảm đau thế nào cho đúng?
Gan nhiễm mỡ, triệu chứng nguyên nhân cách phòng tránh


XEM CÁC TIN LIÊN QUAN CŨ HƠN
Chuyện gì xảy ra nếu tiêm tế bào ung thư của người này vào người khác?
“Ung thư” là gì và tại sao chúng ta gọi nó là ung thư?
Ăn uống có chữa được ung thư?
Một số cách hiệu quả nhất để chống lại trầm cảm là gì?
Những quan niệm sai lầm nhất về trầm cảm là gì?
Say xe là gì? Cách phòng chống say xe, tránh giảm say tàu xe